Tôi
là một người yêu bán hàng, đam mê nó, tôi thấy nó mang nhiều tính thử
thách, nghệ thuật, sáng tạo, chinh phục...mỗi lần thành công một dự án
nào đó hay làm cho một người nào đó yêu mến và cảm ơn mình vì đã phục vụ
nhiệt tình, đó là sự khích lệ và là niềm vui lớn trong suốt cuộc đời
của tôi. Vì vậy, chủ đề mà tôi thường viết là bán hàng để chia sẻ với
mọi người nó giống như là một sứ mệnh. Hôm nay tôi viết một chủ đề rất đời thường và phân tích cho bạn thấy, bạn là người bán hàng rất giỏi.
ĐÃ BAO NHIÊU NĂM RỒI BẠN KHÔNG BIẾT MÌNH LÀ NGƯỜI BÁN HÀNG.
THẾ NÀO LÀ NGƯỜI BÁN HÀNG XUẤT SẮC
Phần lớn mọi người đều ghét bán hàng.
Một phụ nữ đã từng than thở với một người bạn của mình rằng: Tôi ghét bán hàng kinh khủng. " cậu không thích công việc bán hàng ở điểm gì?" bạn cô hỏi như thế. "Tất cả mọi thứ. Những lời từ chối. Những người khách khó chịu. Đó là một công việc hèn hạ. Đó là loại công việc mà tớ sẽ không bao giờ làm. KHÔNG BAO GIỜ!"
Bạn cô ấy lắng nghe và nói: " Mình đồng ý, cậu đã thuyết phục được mình rồi đấy!"
Mặc dù không để ý, nhưng người phụ nữ ghét bán hàng kia đã "bán hàng" trong suốt quãng thời gian đó. Cô ấy chỉ là không gọi nó là bán hàng. Cô ấy có lẽ chỉ gọi nó là "thành thật chia sẻ cảm xúc, niềm tin thật sự của mình."
Bất kể bạn nghĩ gì về bán hàng đi nữa, tất cả chúng ta đều làm việc đó. Bất kể bạn là ông chủ hay nhân viên, bạn cũng luôn luôn phải "bán hàng". Nếu bạn là nhân viên, bạn phải "bán" bản thân mình cho công ty để được thuê làm. Sau đó bạn phải liên tục "bán" những giá trị mình có cho công ty để không bị sa thải. Nếu công ty của bạn phải thu nhỏ công việc kinh doanh lại, tại sao họ lại muốn giữ bạn lại? Nếu bạn không thể "bán" được những giá trị mà họ cần, bạn sẽ ngay lập tức bị đào thải.
Rất nhiều người thành công họ đều phải học cách bán hàng, họ dành thời gian để tiếp thị bản thân, tiếp thị cho công ty của họ. Họ quảng cáo, quảng bá, tiếp thị - gọi chúng là gì cũng được, miễn chúng có hiệu quả. Thậm chí thiên nhiên cũng không nằm ngoài quy luật này - hoa, chim chóc hay côn trùng đều phải tự "quảng cáo" mình nếu muốn tồn tại và phát triển. Có quá nhiều sự cạnh tranh trên Thế Giới này, bởi vậy khi bạn có thứ gì để bán, bạn phải làm cách nào đó để chúng gây sự chú ý. Cho dù bạn có muốn bán thứ gì đi chăng nữa: một ý tưởng hay nhất thế giới, một sản phẩm cực tốt mà bạn cứ để trong đầu mình thì chẳng có ý nghĩa gì.
Cũng giống như tôi, tôi đam mê bán hàng, nhưng nếu tôi chỉ quanh quẩn quanh cái công ty của mình thôi thì tôi bán cho ai, ai biết tôi là người bán hàng, ai biết tôi là Khoa's Tran. Vì vậy, cái động thái đầu tiên là tôi phải chia sẻ cái kinh nghiệm, cái tâm huyết của mình cho mọi người biết sau những loạt bài mà tôi đã trả giá sau mười mấy năm để mọi người rút ngắn bớt quãng đường mà mọi người phải trải qua. Qua đó, tôi sẽ được nhiều người biết đến. Nói cho đâu xa, các bạn trai muốn chinh phục người đẹp, các bạn phải làm bằng mọi giá để thu hút cảm tình và tình cảm của người đẹp, nếu người đẹp đó có nhiều người theo đuổi thì bạn phải ra độc chiêu để đánh bại tất cả đối thủ của mình. Đó là tạo sự khác biệt trong việc bán đi cái hình ảnh của mình cho người đẹp. Người đẹp chấp nhận, cũng đồng nghĩa với việc người đẹp đó đã "mua" bạn. Vậy khi bạn muốn có người đẹp, bạn phải tiếp thị bản thân bạn, bạn có sợ run trước khi bạn gặp người đẹp không? Nếu thế bạn đã bị đánh bại ngay từ đầu. Nhưng thường thì cái động lực khao khát có người đẹp nó lớn mạnh hơn cái nỗi sợ thì họ sẽ chinh phục được, tương tự bạn có niềm đam mê, khao khát muốn bán cái đam mê của bạn bạn sẽ chiến thắng.
Bạn thấy rồi đó, bạn luôn luôn phải bán hàng dù cho có thích hay không. Hãy giả sử bạn thuộc nhóm những người không giỏi bán hàng. Bạn không muốn bán hàng. Bạn không tin vào nghệ thuật bán hàng. Và thực tế hơn, bạn ghét bán hàng. Vậy bạn sẽ cư xử thế nào khi bạn phải bán hàng. Bạn ăn nói vụng về. Ngôn ngữ cơ thể sẽ chỉ ra rằng bạn không thoải mái. Bạn sẽ cảm thấy xấu hổ khi nhắc tới chuyện tiền nong. Kết quả thì sao? Bạn sẽ không thành công. Tất nhiên là không có tiền rồi.
Thực tế là trong suốt quãng thời gian đó bạn vẫn đang “bán hàng”. Bạn bán cái gì? Bán một sự thật rằng bạn ghét công việc bán hàng. Và khách hàng của bạn “mua” điều đó. Họ bị thuyết phục rằng bạn không thoải mái trong công việc bán hàng. Họ tin rằng bạn ghét công việc đó, thậm chí cảm thấy xấu hổ khi phải bán những sản phẩm đó. Bạn đã thuyết phục được họ. Vì vậy họ mua chính xác những gì bạn bán cho họ - đó là từ chối giao dịch đó. Họ sẽ không mua sản phẩm của bạn.
(bạn có hiểu ý này không? khi bạn thuyết phục người khác tin rằng mình thật sự xấu hổ, thì chính xác người đó đã mua chính cái bạn đã tin là bạn "xấu hổ" và từ chối mua sản phẩm. Oh xin chúc mừng, bạn đã mua được niềm tin của khách hàng, khách hàng đã giao dịch được sản phẩm "xấu hổ" của bạn và bạn không có xu ten nào vì sản phẩm "xấu hổ " là cho không biếu không? ) và bạn sẽ đói, khi bạn đói bạn sẽ đi xin, đi mượn. Mà đi xin đi mượn cũng cần thuyết phục, mà lấy cái gì thuyết phục: cái uy tín. Vậy cũng có nghĩa là bạn đang "bán" cái hình ảnh của mình. Sợ bán hàng , xấu hổ vì bán hàng nhưng rồi cũng phải đi bán hàng. Bạn suy nghĩ gì về điều này, bạn có biện minh thế nào đi chăng nữa thì cũng là "bán hàng".
Trong mỗi cuộc mua bán đều có người mua và người bán. Bạn bán gì? Bạn bán những thứ bạn có niềm đam mê và sự tin tưởng vào chúng. Nếu bạn không đam mê thì đó cũng chính là những gì người khác sẽ “mua” ở bạn.
CUỘC SỐNG LÀ AI CŨNG BÁN HÀNG (100%)
Và không có điều gì có thể thay đổi thực tế này. Nếu bạn cố gắng “bán” cuộc sống thật không công bằng, rằng mọi thứ thật tồi tệ thì tôi cũng tin như vậy. Tôi “mua” những thứ mà bạn tin. Tại sao? Bởi vì vô tình hay cố ý, nhưng mọi người đều có thể nhận ra những bằng chứng tinh tế mà bạn phát ra – những cái nhún vai, khuôn mặt vô cảm, ngôn từ chán ngắt.
Ngược lại nếu bạn cố gắng thuyết phục tôi rằng cuộc sống thật tuyệt vời, chúng tôi cũng sẽ tin bạn. Tại sao? Bởi vì dù vô tình hay cố ý, mọi người cũng không thể không nhận ra những biểu hiện dù nhỏ nhất của bạn –dáng điệu tự tin, khuôn mặt sáng ngời, ngôn từ có cánh.
Vụ giao dịch đầu tiên cần làm là bán hàng cho chính bản thân bạn. Thực tế, tất cả những gì bạn bán là tất cả những gì bạn tin vào.
- Khi xưa, khi còn làm quản lý cho Đất Xanh, lúc tuyển dụng tôi chỉ hỏi hai câu duy nhất với ứng viên: 1. Bạn có tin vào sản phẩm của Đất Xanh? 2. Bạn có thể chạy 100km một ngày để đi xem dự án được không? Rất nhiều người tôi không tuyển dụng vì câu hỏi thứ hai. Vì sao? Câu đầu tiên thì ai cũng trả lời là yêu sản phẩm của Đất Xanh, nhưng tiếp câu thứ hai thì ai cũng ngại đi xa. Bạn yêu sản phẩm mà bạn ngại đi xa, vậy có phải bạn dối lòng mình không? Bạn không đi xa được thì làm sao cảm nhận được sản phẩm, tin sản phẩm mà bán cho khách hàng.
- Câu chuyện thứ hai cũng ở Đất Xanh, khi nhân viên đi xem dự án thì được xe đưa đón đi xem, có lúc trời nắng, có lúc trời mưa, nhưng khi trời mưa là nhân viên cứ ngồi lì trên xe, không chịu xuống. Lúc đó, tôi mới nói ai không xuống xe về tôi cho nghỉ việc hết, lúc đó mọi người mới kéo xuống. bạn bán đất cho khách hàng, bạn cần phải cảm nhận nó, lúc mưa, lúc nắng, lúc tối, lúc sáng nó như thế nào, xây dựng niềm tin ở nó, thì bạn mới truyền tải thông điệp đến cho khách hàng được. bạn không xuống để cảm nhận thì bạn sẽ nói cái gì với khách hàng.
Nếu bạn tin rằng bạn có thể thay đổi cuộc sống của mình trong vòng 90 ngày tới, bạn đã “bán” được thông điệp đó cho chính mình. Sau đó, với niềm tin đó, bạn sẽ sắp xếp lại cuộc sống để tạo ra các bằng chứng chứng minh niềm tin đó có cơ sở. Mọi người xung quanh bạn cũng nhìn vào đó để quyết định có bị bạn thuyết phục hay không, từ cách bạn ăn mặc, đi đứng, mỗi quyết định dù lớn hay nhỏ. Bạn là quầy bán hàng di động của những gì bạn “bán” cho bản thân mình. Bạn là người Thành Công- Bạn là người Giá Trị đồng nghĩa với việc bạn cũng là người bán hàng xuất sắc.
ĐÃ BAO NHIÊU NĂM RỒI BẠN KHÔNG BIẾT MÌNH LÀ NGƯỜI BÁN HÀNG.
THẾ NÀO LÀ NGƯỜI BÁN HÀNG XUẤT SẮC
Phần lớn mọi người đều ghét bán hàng.
Một phụ nữ đã từng than thở với một người bạn của mình rằng: Tôi ghét bán hàng kinh khủng. " cậu không thích công việc bán hàng ở điểm gì?" bạn cô hỏi như thế. "Tất cả mọi thứ. Những lời từ chối. Những người khách khó chịu. Đó là một công việc hèn hạ. Đó là loại công việc mà tớ sẽ không bao giờ làm. KHÔNG BAO GIỜ!"
Bạn cô ấy lắng nghe và nói: " Mình đồng ý, cậu đã thuyết phục được mình rồi đấy!"
Mặc dù không để ý, nhưng người phụ nữ ghét bán hàng kia đã "bán hàng" trong suốt quãng thời gian đó. Cô ấy chỉ là không gọi nó là bán hàng. Cô ấy có lẽ chỉ gọi nó là "thành thật chia sẻ cảm xúc, niềm tin thật sự của mình."
Bất kể bạn nghĩ gì về bán hàng đi nữa, tất cả chúng ta đều làm việc đó. Bất kể bạn là ông chủ hay nhân viên, bạn cũng luôn luôn phải "bán hàng". Nếu bạn là nhân viên, bạn phải "bán" bản thân mình cho công ty để được thuê làm. Sau đó bạn phải liên tục "bán" những giá trị mình có cho công ty để không bị sa thải. Nếu công ty của bạn phải thu nhỏ công việc kinh doanh lại, tại sao họ lại muốn giữ bạn lại? Nếu bạn không thể "bán" được những giá trị mà họ cần, bạn sẽ ngay lập tức bị đào thải.
Rất nhiều người thành công họ đều phải học cách bán hàng, họ dành thời gian để tiếp thị bản thân, tiếp thị cho công ty của họ. Họ quảng cáo, quảng bá, tiếp thị - gọi chúng là gì cũng được, miễn chúng có hiệu quả. Thậm chí thiên nhiên cũng không nằm ngoài quy luật này - hoa, chim chóc hay côn trùng đều phải tự "quảng cáo" mình nếu muốn tồn tại và phát triển. Có quá nhiều sự cạnh tranh trên Thế Giới này, bởi vậy khi bạn có thứ gì để bán, bạn phải làm cách nào đó để chúng gây sự chú ý. Cho dù bạn có muốn bán thứ gì đi chăng nữa: một ý tưởng hay nhất thế giới, một sản phẩm cực tốt mà bạn cứ để trong đầu mình thì chẳng có ý nghĩa gì.
Cũng giống như tôi, tôi đam mê bán hàng, nhưng nếu tôi chỉ quanh quẩn quanh cái công ty của mình thôi thì tôi bán cho ai, ai biết tôi là người bán hàng, ai biết tôi là Khoa's Tran. Vì vậy, cái động thái đầu tiên là tôi phải chia sẻ cái kinh nghiệm, cái tâm huyết của mình cho mọi người biết sau những loạt bài mà tôi đã trả giá sau mười mấy năm để mọi người rút ngắn bớt quãng đường mà mọi người phải trải qua. Qua đó, tôi sẽ được nhiều người biết đến. Nói cho đâu xa, các bạn trai muốn chinh phục người đẹp, các bạn phải làm bằng mọi giá để thu hút cảm tình và tình cảm của người đẹp, nếu người đẹp đó có nhiều người theo đuổi thì bạn phải ra độc chiêu để đánh bại tất cả đối thủ của mình. Đó là tạo sự khác biệt trong việc bán đi cái hình ảnh của mình cho người đẹp. Người đẹp chấp nhận, cũng đồng nghĩa với việc người đẹp đó đã "mua" bạn. Vậy khi bạn muốn có người đẹp, bạn phải tiếp thị bản thân bạn, bạn có sợ run trước khi bạn gặp người đẹp không? Nếu thế bạn đã bị đánh bại ngay từ đầu. Nhưng thường thì cái động lực khao khát có người đẹp nó lớn mạnh hơn cái nỗi sợ thì họ sẽ chinh phục được, tương tự bạn có niềm đam mê, khao khát muốn bán cái đam mê của bạn bạn sẽ chiến thắng.
Bạn thấy rồi đó, bạn luôn luôn phải bán hàng dù cho có thích hay không. Hãy giả sử bạn thuộc nhóm những người không giỏi bán hàng. Bạn không muốn bán hàng. Bạn không tin vào nghệ thuật bán hàng. Và thực tế hơn, bạn ghét bán hàng. Vậy bạn sẽ cư xử thế nào khi bạn phải bán hàng. Bạn ăn nói vụng về. Ngôn ngữ cơ thể sẽ chỉ ra rằng bạn không thoải mái. Bạn sẽ cảm thấy xấu hổ khi nhắc tới chuyện tiền nong. Kết quả thì sao? Bạn sẽ không thành công. Tất nhiên là không có tiền rồi.
Thực tế là trong suốt quãng thời gian đó bạn vẫn đang “bán hàng”. Bạn bán cái gì? Bán một sự thật rằng bạn ghét công việc bán hàng. Và khách hàng của bạn “mua” điều đó. Họ bị thuyết phục rằng bạn không thoải mái trong công việc bán hàng. Họ tin rằng bạn ghét công việc đó, thậm chí cảm thấy xấu hổ khi phải bán những sản phẩm đó. Bạn đã thuyết phục được họ. Vì vậy họ mua chính xác những gì bạn bán cho họ - đó là từ chối giao dịch đó. Họ sẽ không mua sản phẩm của bạn.
(bạn có hiểu ý này không? khi bạn thuyết phục người khác tin rằng mình thật sự xấu hổ, thì chính xác người đó đã mua chính cái bạn đã tin là bạn "xấu hổ" và từ chối mua sản phẩm. Oh xin chúc mừng, bạn đã mua được niềm tin của khách hàng, khách hàng đã giao dịch được sản phẩm "xấu hổ" của bạn và bạn không có xu ten nào vì sản phẩm "xấu hổ " là cho không biếu không? ) và bạn sẽ đói, khi bạn đói bạn sẽ đi xin, đi mượn. Mà đi xin đi mượn cũng cần thuyết phục, mà lấy cái gì thuyết phục: cái uy tín. Vậy cũng có nghĩa là bạn đang "bán" cái hình ảnh của mình. Sợ bán hàng , xấu hổ vì bán hàng nhưng rồi cũng phải đi bán hàng. Bạn suy nghĩ gì về điều này, bạn có biện minh thế nào đi chăng nữa thì cũng là "bán hàng".
Trong mỗi cuộc mua bán đều có người mua và người bán. Bạn bán gì? Bạn bán những thứ bạn có niềm đam mê và sự tin tưởng vào chúng. Nếu bạn không đam mê thì đó cũng chính là những gì người khác sẽ “mua” ở bạn.
CUỘC SỐNG LÀ AI CŨNG BÁN HÀNG (100%)
Và không có điều gì có thể thay đổi thực tế này. Nếu bạn cố gắng “bán” cuộc sống thật không công bằng, rằng mọi thứ thật tồi tệ thì tôi cũng tin như vậy. Tôi “mua” những thứ mà bạn tin. Tại sao? Bởi vì vô tình hay cố ý, nhưng mọi người đều có thể nhận ra những bằng chứng tinh tế mà bạn phát ra – những cái nhún vai, khuôn mặt vô cảm, ngôn từ chán ngắt.
Ngược lại nếu bạn cố gắng thuyết phục tôi rằng cuộc sống thật tuyệt vời, chúng tôi cũng sẽ tin bạn. Tại sao? Bởi vì dù vô tình hay cố ý, mọi người cũng không thể không nhận ra những biểu hiện dù nhỏ nhất của bạn –dáng điệu tự tin, khuôn mặt sáng ngời, ngôn từ có cánh.
Vụ giao dịch đầu tiên cần làm là bán hàng cho chính bản thân bạn. Thực tế, tất cả những gì bạn bán là tất cả những gì bạn tin vào.
- Khi xưa, khi còn làm quản lý cho Đất Xanh, lúc tuyển dụng tôi chỉ hỏi hai câu duy nhất với ứng viên: 1. Bạn có tin vào sản phẩm của Đất Xanh? 2. Bạn có thể chạy 100km một ngày để đi xem dự án được không? Rất nhiều người tôi không tuyển dụng vì câu hỏi thứ hai. Vì sao? Câu đầu tiên thì ai cũng trả lời là yêu sản phẩm của Đất Xanh, nhưng tiếp câu thứ hai thì ai cũng ngại đi xa. Bạn yêu sản phẩm mà bạn ngại đi xa, vậy có phải bạn dối lòng mình không? Bạn không đi xa được thì làm sao cảm nhận được sản phẩm, tin sản phẩm mà bán cho khách hàng.
- Câu chuyện thứ hai cũng ở Đất Xanh, khi nhân viên đi xem dự án thì được xe đưa đón đi xem, có lúc trời nắng, có lúc trời mưa, nhưng khi trời mưa là nhân viên cứ ngồi lì trên xe, không chịu xuống. Lúc đó, tôi mới nói ai không xuống xe về tôi cho nghỉ việc hết, lúc đó mọi người mới kéo xuống. bạn bán đất cho khách hàng, bạn cần phải cảm nhận nó, lúc mưa, lúc nắng, lúc tối, lúc sáng nó như thế nào, xây dựng niềm tin ở nó, thì bạn mới truyền tải thông điệp đến cho khách hàng được. bạn không xuống để cảm nhận thì bạn sẽ nói cái gì với khách hàng.
Nếu bạn tin rằng bạn có thể thay đổi cuộc sống của mình trong vòng 90 ngày tới, bạn đã “bán” được thông điệp đó cho chính mình. Sau đó, với niềm tin đó, bạn sẽ sắp xếp lại cuộc sống để tạo ra các bằng chứng chứng minh niềm tin đó có cơ sở. Mọi người xung quanh bạn cũng nhìn vào đó để quyết định có bị bạn thuyết phục hay không, từ cách bạn ăn mặc, đi đứng, mỗi quyết định dù lớn hay nhỏ. Bạn là quầy bán hàng di động của những gì bạn “bán” cho bản thân mình. Bạn là người Thành Công- Bạn là người Giá Trị đồng nghĩa với việc bạn cũng là người bán hàng xuất sắc.