Một ngày nọ, bạn có một bài thuyết trình cho khách hàng. Và sau 3 phút
nhập đề, bạn thấy một số khách hàng vừa nghe vừa bấm điện thoại, số khác
đang nhìn vào màn hình máy tính,... Bạn có biết vì sao họ không tập
trung lắng nghe mình?
1. Thông tin quá tải. Khi khán giả ngồi cả ngày trong khán phòng để nghe, nghe và nghe, thì lượng thông tin nhồi nhét vào đầu sẽ trở nên quá tải và họ sẽ chẳng ghi nhớ được gì.
2. Những bận tâm trong đầu. Có thể họ đang cãi nhau với vợ/chồng mình, có thể họ đang đói hoặc đang có công việc cấp bách cần giải quyết sớm.
3. Suy nghĩ nhanh. Chúng ta suy nghĩ với tốc độ khoảng 600 chữ một phút, và nói trung bình với tốc độ 140 chữ. Như thế, trong lúc bạn nói được một vài chữ, thì tâm trí người nghe đã "đua” trước bạn để hướng về một suy nghĩ nào đó khác.
4. Quá sức. Lắng nghe với thái độ chủ động và tích cực, đó là điều rất khó làm. Khi bạn đang chăm chú lắng nghe, nhịp hô hấp của bạn tăng dần lên. Tim bạn bắt đầu đập nhanh hơn. Và bạn không thể duy trì việc lắng nghe chăm chú như thế trong một thời gian dài vì nó làm bạn rất mất sức.
5. Tiếng động bên ngoài. Tiếng động, tiếng ồn là những âm thanh gây phân tán sự chú ý.
6. Vấn đề về thính giác. Cứ 10 người thì có đến khoảng 5 người có vấn đề về tai, thính giác.
7. Những giả thiết sai lạc. Đôi lúc, bạn không nói điều gì đó nhưng người nghe lại cứ tưởng bạn đã nói ra điều đó.
8. Thiếu nhấn mạnh đến ích lợi cụ thể. Người nghe không thấy điều gì có lợi cho họ thì họ sẽ chẳng muốn nghe bạn làm gì.
9. Thiếu huấn luyện. Xưa giờ, bạn đã từng học môn nào đại loại gọi là "Cách lắng nghe” hay chưa? Có lẽ là chưa. Tuy nhiên, các số liệu thống kê cho thấy rằng chúng ta dành khoảng 32% thời gian cho việc lắng nghe chung chung các kiểu, 21% cho việc lắng nghe khi nói chuyện đối diện với ai đó. Như thế, chúng ta dành 53% thời gian của mình cho việc lắng nghe, nhưng chưa bao giờ được huấn luyện về cách nghe.
1. Thông tin quá tải. Khi khán giả ngồi cả ngày trong khán phòng để nghe, nghe và nghe, thì lượng thông tin nhồi nhét vào đầu sẽ trở nên quá tải và họ sẽ chẳng ghi nhớ được gì.
2. Những bận tâm trong đầu. Có thể họ đang cãi nhau với vợ/chồng mình, có thể họ đang đói hoặc đang có công việc cấp bách cần giải quyết sớm.
3. Suy nghĩ nhanh. Chúng ta suy nghĩ với tốc độ khoảng 600 chữ một phút, và nói trung bình với tốc độ 140 chữ. Như thế, trong lúc bạn nói được một vài chữ, thì tâm trí người nghe đã "đua” trước bạn để hướng về một suy nghĩ nào đó khác.
4. Quá sức. Lắng nghe với thái độ chủ động và tích cực, đó là điều rất khó làm. Khi bạn đang chăm chú lắng nghe, nhịp hô hấp của bạn tăng dần lên. Tim bạn bắt đầu đập nhanh hơn. Và bạn không thể duy trì việc lắng nghe chăm chú như thế trong một thời gian dài vì nó làm bạn rất mất sức.
5. Tiếng động bên ngoài. Tiếng động, tiếng ồn là những âm thanh gây phân tán sự chú ý.
6. Vấn đề về thính giác. Cứ 10 người thì có đến khoảng 5 người có vấn đề về tai, thính giác.
7. Những giả thiết sai lạc. Đôi lúc, bạn không nói điều gì đó nhưng người nghe lại cứ tưởng bạn đã nói ra điều đó.
8. Thiếu nhấn mạnh đến ích lợi cụ thể. Người nghe không thấy điều gì có lợi cho họ thì họ sẽ chẳng muốn nghe bạn làm gì.
9. Thiếu huấn luyện. Xưa giờ, bạn đã từng học môn nào đại loại gọi là "Cách lắng nghe” hay chưa? Có lẽ là chưa. Tuy nhiên, các số liệu thống kê cho thấy rằng chúng ta dành khoảng 32% thời gian cho việc lắng nghe chung chung các kiểu, 21% cho việc lắng nghe khi nói chuyện đối diện với ai đó. Như thế, chúng ta dành 53% thời gian của mình cho việc lắng nghe, nhưng chưa bao giờ được huấn luyện về cách nghe.