Những ngày cuối năm có thời gian nhìn lại viết vài dòng chữ để nhắc nhở
những ai sống vội, sống theo người khác và bị sức ép kinh tế...
Người xưa có câu "có lửa thì mới có khói hoặc ngược lại gì đó", nhưng thời buổi hiện nay nếu chúng ta không nhìn vào trong chính mỗi chúng ta thì ta lại có xu hướng nhìn thiên hạ và xã hội mà sống, sức ép kinh tế lên mỗi gia đình cho bằng chị bằng em và họ không lường được sức của mình trước khi lâm trận thành ra họ bị mất định hướng rơi vào phá sản, nợ nần, còn một số khác thì mất kiểm soát bản thân lao vào cờ bạc, vòng lao lý, một số khác thì đâm ra chán nản, rượu chè ...
Tuy nhiên trong bài này tôi muốn nhắc đến một vấn nạn là "sự nóng giận tức thì ". Mà khi cơn giận đã đến thì mọi chuyện đều tanh bành hết, không còn sức cứu vãn được nữa. Vì sao?
1. Ngày xưa cũng có sự tức giận nhưng sự tức giận chỉ nằm ở mức nhỏ thôi vì họ không có cố ý kìm nén, họ nhẹ nhàng giải tỏa hết, vì vậy mà không gây nên chuyện lớn. Thứ hai là cái nề nếp văn hóa gia đình, xã hội cho đến quốc gia tuy mang tính phong kiến nhưng được cái gọi là có trên có dưới và "kính sợ" nên cái sự bùng nổ của cái "bản ngã" còn gọi là "cái tôi" nó đã hóa giải phần lớn sức mạnh.
2. Ngày nay có quá nhiều trung tâm đào tạo về tư duy và chính cái này người ta học không đến nơi đến chốn nên người ta cứ lầm tưởng là kìm nén được cơn giận lúc đó là người ta đã thành công trong việc kiểm soát mình. Nhưng hỡi ôi người ta đâu có biết là nó đang âm thầm "nuôi dưỡng" cái chất độc chết người này trong lòng ngày càng nhiều và đùng giết chết hết tất thảy. Nằm ở khía cạnh khác mọi người hay nén cơn giận vì sự sĩ diện, vì mình là Sếp, vì mình có địa vị cao nên mình "kiểm soát mình tốt hơn", nhưng họ đâu có hiểu rằng "chất độc" này nó đâu có chừa một ai.
Câu chuyện chồng giết vợ, vợ giết chồng nhan nhản trên mặt báo, vợ chồng ly dị nhau, con cái và cha mẹ, anh em trong nhà cạch mặt nhau.... cũng vì hằng ngày không chịu nổi sự rủa sả, mắng nhiếc, nói nặng nhẹ nhau, không hài lòng việc làm của nhau, ghen tức...nuôi từ ngày này qua ngày nọ và đùng.... phá tan tất cả, nó như cơn bão siêu cấp quét không còn sót lại cái gì trên đường đi.
Mới đây chúng ta cũng nghe những câu chuyện về các quan chức cấp cao của Đài Loan đánh lộn lẫn nhau trong hội nghị và mới đây trong ngày cuối năm một vị Lãnh Đạo cấp cao đã ứng xử "thượng cảng chân, hạ cẳng tay" và "những ngôn từ chợ búa".
Tôi viết những điều này để thật sự là lời cảnh cáo đối với tất cả mọi người, đừng nghĩ rằng mình kiểm soát rất tốt, mình đạo đức tốt, mình đã học lập trình tư duy, mình là con chiên ngoan đạo...nếu các anh chị và các bạn không nghiêm túc suy ngẫm và hằng ngày nuôi dưỡng cho mình "lòng trắc ẩn" và tìm hiểu được tầm quan trọng của " tình yêu thương", hiểu thật bản chất của mình là ai thì các bạn và anh chị sẽ là người kế tiếp là nạn nhân của "bản ngã" của "CÁI TÔI" được nuôi lớn hằng ngày kia.
Tôi ví dụ điển hình của "cái tôi" đang được nuôi dưỡng.
1. Khi bạn chưa có địa vị, bạn nuôi dưỡng ý chí và ước mơ, bạn làm mọi thứ mà không nề hà, bạn cũng chẳng thấy phiền khi người khác sai bạn việc này việc kia, nhưng khi bạn đạt được một số thành tựu, bạn bắt đầu thay đổi, nếu tốc độ thành công của bạn càng nhanh, bạn càng cho mình là tài giỏi hơn người khác và bắt đầu bạn có thái độ trịch thượng và chửi mắng người khác khi không hài lòng, bạn chì chiết người này đến người kia và càng tệ hại hơn nếu người đó là nhân viên dưới quyền của bạn, ai xúc phạm bạn là bạn nổi cơn lôi đình, bạn cho bạn là trung tâm và ai cũng nhún nhường, phù thuộc vào bạn. (hãy coi chừng bạn mất tất cả đấy)
2. Trên facebook mỗi ngày bạn xây dựng thương hiệu cá nhân, mới đầu bạn chưa bị lậm vào điều này, nhưng càng ngày bạn được nhiều người biết đến và càng nhiều người like, bắt đầu bạn bị phụ thuộc vào facebook vì được nhiều người ngó đến, khen bạn, ... CÁI TÔI LÚC NÀY CÀNG LỚN DẦN VÀ bạn sẽ thấy mình là trung tâm (đây là lúc bạn nên cẩn thận, không khéo bạn đang giết cả cuộc đời mình từ đây).
Vài dòng để mọi người cùng thấy rằng, xây dựng thương hiệu cả đời để rồi giết nó trong phút chốc. Người xưa có câu " khôn 3 năm, dại một giờ" là đây.
Người xưa có câu "có lửa thì mới có khói hoặc ngược lại gì đó", nhưng thời buổi hiện nay nếu chúng ta không nhìn vào trong chính mỗi chúng ta thì ta lại có xu hướng nhìn thiên hạ và xã hội mà sống, sức ép kinh tế lên mỗi gia đình cho bằng chị bằng em và họ không lường được sức của mình trước khi lâm trận thành ra họ bị mất định hướng rơi vào phá sản, nợ nần, còn một số khác thì mất kiểm soát bản thân lao vào cờ bạc, vòng lao lý, một số khác thì đâm ra chán nản, rượu chè ...
Tuy nhiên trong bài này tôi muốn nhắc đến một vấn nạn là "sự nóng giận tức thì ". Mà khi cơn giận đã đến thì mọi chuyện đều tanh bành hết, không còn sức cứu vãn được nữa. Vì sao?
1. Ngày xưa cũng có sự tức giận nhưng sự tức giận chỉ nằm ở mức nhỏ thôi vì họ không có cố ý kìm nén, họ nhẹ nhàng giải tỏa hết, vì vậy mà không gây nên chuyện lớn. Thứ hai là cái nề nếp văn hóa gia đình, xã hội cho đến quốc gia tuy mang tính phong kiến nhưng được cái gọi là có trên có dưới và "kính sợ" nên cái sự bùng nổ của cái "bản ngã" còn gọi là "cái tôi" nó đã hóa giải phần lớn sức mạnh.
2. Ngày nay có quá nhiều trung tâm đào tạo về tư duy và chính cái này người ta học không đến nơi đến chốn nên người ta cứ lầm tưởng là kìm nén được cơn giận lúc đó là người ta đã thành công trong việc kiểm soát mình. Nhưng hỡi ôi người ta đâu có biết là nó đang âm thầm "nuôi dưỡng" cái chất độc chết người này trong lòng ngày càng nhiều và đùng giết chết hết tất thảy. Nằm ở khía cạnh khác mọi người hay nén cơn giận vì sự sĩ diện, vì mình là Sếp, vì mình có địa vị cao nên mình "kiểm soát mình tốt hơn", nhưng họ đâu có hiểu rằng "chất độc" này nó đâu có chừa một ai.
Câu chuyện chồng giết vợ, vợ giết chồng nhan nhản trên mặt báo, vợ chồng ly dị nhau, con cái và cha mẹ, anh em trong nhà cạch mặt nhau.... cũng vì hằng ngày không chịu nổi sự rủa sả, mắng nhiếc, nói nặng nhẹ nhau, không hài lòng việc làm của nhau, ghen tức...nuôi từ ngày này qua ngày nọ và đùng.... phá tan tất cả, nó như cơn bão siêu cấp quét không còn sót lại cái gì trên đường đi.
Mới đây chúng ta cũng nghe những câu chuyện về các quan chức cấp cao của Đài Loan đánh lộn lẫn nhau trong hội nghị và mới đây trong ngày cuối năm một vị Lãnh Đạo cấp cao đã ứng xử "thượng cảng chân, hạ cẳng tay" và "những ngôn từ chợ búa".
Tôi viết những điều này để thật sự là lời cảnh cáo đối với tất cả mọi người, đừng nghĩ rằng mình kiểm soát rất tốt, mình đạo đức tốt, mình đã học lập trình tư duy, mình là con chiên ngoan đạo...nếu các anh chị và các bạn không nghiêm túc suy ngẫm và hằng ngày nuôi dưỡng cho mình "lòng trắc ẩn" và tìm hiểu được tầm quan trọng của " tình yêu thương", hiểu thật bản chất của mình là ai thì các bạn và anh chị sẽ là người kế tiếp là nạn nhân của "bản ngã" của "CÁI TÔI" được nuôi lớn hằng ngày kia.
Tôi ví dụ điển hình của "cái tôi" đang được nuôi dưỡng.
1. Khi bạn chưa có địa vị, bạn nuôi dưỡng ý chí và ước mơ, bạn làm mọi thứ mà không nề hà, bạn cũng chẳng thấy phiền khi người khác sai bạn việc này việc kia, nhưng khi bạn đạt được một số thành tựu, bạn bắt đầu thay đổi, nếu tốc độ thành công của bạn càng nhanh, bạn càng cho mình là tài giỏi hơn người khác và bắt đầu bạn có thái độ trịch thượng và chửi mắng người khác khi không hài lòng, bạn chì chiết người này đến người kia và càng tệ hại hơn nếu người đó là nhân viên dưới quyền của bạn, ai xúc phạm bạn là bạn nổi cơn lôi đình, bạn cho bạn là trung tâm và ai cũng nhún nhường, phù thuộc vào bạn. (hãy coi chừng bạn mất tất cả đấy)
2. Trên facebook mỗi ngày bạn xây dựng thương hiệu cá nhân, mới đầu bạn chưa bị lậm vào điều này, nhưng càng ngày bạn được nhiều người biết đến và càng nhiều người like, bắt đầu bạn bị phụ thuộc vào facebook vì được nhiều người ngó đến, khen bạn, ... CÁI TÔI LÚC NÀY CÀNG LỚN DẦN VÀ bạn sẽ thấy mình là trung tâm (đây là lúc bạn nên cẩn thận, không khéo bạn đang giết cả cuộc đời mình từ đây).
Vài dòng để mọi người cùng thấy rằng, xây dựng thương hiệu cả đời để rồi giết nó trong phút chốc. Người xưa có câu " khôn 3 năm, dại một giờ" là đây.